Lễ cưới gồm những gì theo phong tục cưới hỏi của người Việt?

647 lượt xem

Lễ cưới là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Tìm hiểu về lễ cưới gồm những gì là điều mà cặp đôi uyên ương cần phải biết. Hiểu hơn về cội nguồn của lễ cưới sẽ giúp các đôi uyên ương trân trọng những giá trị truyền thống của đám cưới Việt. Đồng thời qua đó biết cách làm tinh gọn những việc, lễ vật cần chuẩn bị cho đám cưới. Điều này sẽ giúp các cặp đôi kiểm soát được chi phí trong ngày cưới của mình.

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho đám cưới thì chắc chắn câu hỏi được quan tâm nhất đó là “lễ cưới gồm những gì?” Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật những thứ cần chuẩn bị cho lễ cưới nhé!  

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được coi là phần quan trọng nhất của một lễ cưới truyền thống. Ngày nay, lễ dạm ngõ được biết đến với tên gọi là lễ giáp lời, là buổi gặp trực tiếp giữa hai bên gia đình. Trong nghi thức cưới này, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt nghi thức cho đôi nam nữ đi lại tự do cũng như có thời gian tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng. Người con gái được coi là có nơi có chốn sau lễ dạm ngõ này.

2. Lễ ăn hỏi

Ở phương Đông gọi là lễ ăn hỏi còn phương Tây gọi là lễ đính hôn. Đây là nghi lễ chính thức về sự kết giao của hai bên nhà gái, nhà trai. Nghi lễ ăn hỏi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong giai đoạn của cặp uyên ương, người con gái được coi là chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai. Ngày xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của cô dâu chú rể từ 1 đến 3 tháng. Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của các đôi uyên ương trước 1 tuần hoặc trước 1 ngày. Có khi, nhiều cặp đôi tổ chức ăn hỏi buổi sáng, buổi chiều tổ chức đám cưới.

Nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật để đến vợ. Lễ vật trong hỏi vợ của lễ cưới gồm những gì? Tùy mỗi vùng miền lại có sính lễ khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có những lễ vật trong lễ hỏi vợ mà nhà trai cần chuẩn bị như sau: cau tươi, rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, chè (trà), heo quay, trái cây,… Số mâm quà trong lễ hỏi vợ thường là số chẵn, có nghĩa là có đôi có cặp. Những lễ vật trong ngày lễ ăn hỏi thể hiện lòng biết ơn của người đàn ông (nhà trai) đối với những công ơn dưỡng dục bố mẹ của cô gái.

 

3. Nghi thức trong lễ cưới

3.1 Lễ xin dâu

Trước giờ đón dâu, thường là mẹ chú rể cùng với một số người thân trong gia đình để đem một số lễ vật: cơi trầu, chai rượu để đến nhà gái báo trước giờ đoàn nhà trai đến đón dâu. Đây cũng là thời gian để nhà gái yên tâm và hoàn tất công việc chuẩn bị đón tiếp nhà trai.

3.2 Lễ rước dâu

Đoàn rước dâu đến nhà gái: người đi đầu là đại diện nhà trai (người sẽ phát biểu xin dâu), tiếp đến sẽ là bố chú rể. Sau cùng là chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu không cần nhiều người để đảm bảo mọi việc rước dâu diễn ra gọn nhẹ và thoải mái.

Nhà trai đến nhà gái sẽ được mời trà. Sau một tuần trà, người đại diện nhà trai phát biểu chính thức được xin rước cô dâu về nhà chồng. Được các cụ hoặc đại diện bên nhà gái cho phép, cô dâu, chú rể đến trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương và ra chào bố mẹ. Nhà gái sau đó lên xe hoa đưa dâu về nhà trai dự tiệc cưới.

Đến nhà trai, lễ cưới gồm những gì? Lễ rước dâu chính thức được hoàn tất sau khi nhà trai “đón dâu” về ra mắt ông bà tổ tiên. Lễ ra mắt này chính là nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Nghi thức này có ý nghĩa lớn là cô dâu ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng, còn chú rể ra mắt cô dâu, xin phép các cụ chấp thuận cho tình cảm của hai người. Sau cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả quan khách cùng dự tiệc cưới.

Trên đây là những nghi lễ, nghi thức cũng như lễ vật cần thiết trong ngày cưới. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cặp đôi uyên ương trong việc lên kế hoạch lễ cưới của mình!

HÌNH ẢNH THỰC TẾ

Sự tinh tế thể hiện ở từng chi tiết được chăm chút cần mẫn

VIDEO THỰC TẾ

Tin tức

DỊCH VỤ CƯỚI HỎI TRỌN GÓI

Cưới hỏi là một sư kiện đặc biệt và vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Ngày cưới không chỉ để báo tin cho mọi người mà còn thể hiện sự biết ơn ông bà, tổ tiên, thể hiện sự trân trọng của gia đình hai bên với nhau và cảm ơn công ơn sinh thành
Top